Năm 1684: Tiến sĩ Nehemiah Grew (1641-1712) giới thiệu sinh trắc vân tay đến với Hội Hoàng gia.

Năm 1788: J.C.Mayer là người đầu tiên đưa ra thuyết cơ bản về phân tích vân tay và giả thuyết rằng dấu vân tay là duy nhất.

Năm 1893: Francis Galton (cháu của Charles Darwin) là người đầu tiên phát hiện vai trò của sinh trắc vân tay trong lĩnh vực di truyền. Ông phân loại vân tay thành 3 loại lớn: Vân sóng (chủng arch), vân móc (chủng loop), vân xoáy (chủng whorl).

Năm 1926: Tiến sĩ Harold Cummins được xem là cha đẻ của ngành sinh trắc vân tay khi ông đưa ra lý luận chỉ số cường độ vân tay PI (Pattern Intensity). Số lượng tam giác điểm (delta), hình dạng vân tay, vị trí hình dạng vân tay ở những ngón tay khác nhau có liên quan đến tiềm năng, trí tuệ của con người.Ông cho rằng dấu vân tay được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện của não bộ. Dấu vân tay được hình thành từ tuần thai thứ 13 đến 19 trong bụng mẹ.

Năm 1970: Liên Xô ứng dụng Sinh trắc vân tay trong việc lựa chọn thí sinh tham gia thế vận hội Olympic.

Năm 1980: Trung Quốc thực hiện nghiên cứu tiềm năng, trí thông minh và tài năng trong vân tay và gen của con người.

Năm 2004: Trung tâm IBMBS (Trung tâm Sinh trắc học Xã hội và Hành vi ứng xử quốc tế) đã xuất bản hơn 7000 luận án về Sinh trắc vân tay. Hiện nay các quốc gia như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan đã áp dụng Sinh trắc vân tay vào giáo dục, để cải thiện chất lượng giảng dạy và nâng cao hiệu quả học tập bằng việc xác định các phong cách học tập VAK.

Năm 2010: ADRC (Asian Dermatoglyphics Research Centre) Trung tâm nghiên cứu Vân tay học châu Á được thành lập với mục đích dùng hệ thống máy vi tính hiện đại để hỗ trợ cho nhà khoa học công tác thống kê, nghiên cứu chuyên sâu của ngành sinh trắc vân tay.
