Tổng quan về 5 thùy não

Tổng quan về 5 thùy não


Não được cấu tạo bởi các thùy não, chúng được chia tách với nhau bằng các rãnh. Các thùy não được chia thành: thùy trước trán, thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương.


1. Tổng quan về 5 thùy não

   Não được cấu tạo bởi các thùy não, chúng được chia tách với nhau bằng các rãnh. Các thùy não được chia thành: thùy trước trán, thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương.

   Mỗi thùy não đảm nhiệm một vai trò khác nhau, sự phát triển riêng biệt từng thùy não cũng dẫn tới những khả năng, tố chất vượt trội ở lĩnh vực nào đó. Khả năng ấy có thể là: sự logic, tư duy trong suy nghĩ, phán đoán tình huống, khả năng sử dụng ngôn ngữ, nắm bắt cảm xúc, khả năng vận động chính xác và khéo léo,....

   Chỉ số trung bình mỗi thùy não là 20%. Trường hợp lý tưởng nhất là cả 5 chức năng thùy não đều cân bằng khi 5 thùy não đều có chỉ số 20%. Hoặc vùng nào có chỉ số > 20% là vượt trội.

2. Các Thùy não

2.1 Thùy trước trán

   Đóng vai trò quan trọng trong khả năng kiểm soát cảm xúc, đánh giá tình huống, hòa nhập xã hội và khả năng tiết chế hành vi. Thùy trước trán cũng có chức năng phán đoán, lập luận đưa ra kết luận cho các sự vật, sự việc liên quan đến bản thân và môi trường sống, cũng như năng lực tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề. Năng lực lãnh đạo được quyết định phần lớn từ vùng này.

   Nhìn chung, những thùy trước trán vượt trội (trên 20%), thì bản thân người đó sẽ tự giác cao, họ có khả năng tự tạo động lực cho bản thân mình, nhìn nhận vấn đề và dự đoán các tình huống xã hội rất nhanh, có suy nghĩ chín chắn, thích chơi với người lớn tuổi, nhận thức vấn đề thấu đáo hơn. Tuy nhiên họ là người không dễ hài lòng với cuộc sống.

   Ngược lại, nếu chỉ số Thùy Trước Trán thấp, cá nhân sẽ thiếu đi sự nhiệt tình, có những hành động tự phát, không nhạy về việc dự đoán các tình huống xã hội, tâm trạng thường hay cáu kỉnh, và có nhiều triệu chứng khác.

2.2 Thùy trán

   Đây là thùy lớn nhất, thùy nằm ở sau khoang mũi và kéo dài tới tận tai, là đích đến của thông tin tới não và là nơi sử dụng các thông tin đó để điều khiển chuyển động cơ thể. Khu vực thùy trán là một trong ba khu vực có tác dụng hiệu quả cao nhất. Bởi vì nơi đây không chỉ là điểm tập hợp các thông tin mà các khu vực thùy đỉnh, thùy thái dương, và tầng lớp da cổ … cũng có một mối quan hệ chặt chẽ với thùy trán.

   Là nơi lưu trữ các thông tin phục vụ cho vận động, ngôn ngữ và nhận thức. Chịu trách nhiệm về tư duy logic, tính toán, xử lý các vấn đề liên quan tới ngôn ngữ, từ vựng, tưởng tượng và hình thành các ý tưởng thông qua tư duy sáng tạo và tư duy hình ảnh.

   Nếu bị tổn thương ở thùy trán thì có thể làm giảm khả năng lưu giữ thông tin và xử lý nó trong thời gian hiện tại (trí nhớ ngắn hạn sẽ kém hơn), giảm khả năng biểu đạt ngôn ngữ, hoặc thờ ơ, giảm hành vi xã hội của con người.

2.3 Thùy đỉnh

   Thùy đỉnh nằm ở giữa thùy trán và thùy chẩm, ở phía trên thùy thái dương. Chức năng chính của thùy này là khu vực cảm giác chính, nó có nhiệm vụ xử lý cảm giác trong não như áp lực do sự va chạm và cảm giác đau. Thùy đỉnh cũng sẽ kết hợp với các thùy khác để điều khiển, kiểm soát, và điều phối tất cả các hoạt động của con người, từ thể dục thể thao, các hoạt động tinh xảo đến những việc đơn giản như xác định trái phải.

   Nó cũng có chức năng tổng hợp thông tin từ tất cả giác quan để tạo nên nhận thức tổng quát về vật thể trong môi trường và của chính bản thân mình. Thùy đỉnh khi kết hợp với Thùy thái dương và Thùy chẩm sẽ hình thành khả năng thăng bằng trong không gian, từ đó tác động đến các hoạt động của con người.

   Tổn thương thùy đỉnh có thế dẫn đến những triệu chứng như mất khả nhận thức xúc giác, loạn phối hợp từ ngữ, gặp khó khăn khi đọc, không phân biệt trái và phải.

2.4 Thùy chẩm

   Là phần sau cùng của não, thùy chẩm có nhiệm vụ xử lý thông tin về thị giác chính. Mắt tiếp nhận ánh sáng từ bên ngoài, nó sẽ được truyền tới bằng các dây thần kinh, khi tới thùy chẩm những ánh sáng này được chuyển thành hình ảnh mà chúng ta biết.

   Thùy chẩm bên phải diễn giải tín hiệu nhận biết hình ảnh từ bên trái, các thùy chẩm trái thực hiện chức năng tương tự cho vùng bên phải.

   Tổn thương thùy chẩm có thể dẫn đến các vấn đề thị giác như khó nhận định vật thể, mù màu, mù lòa.

2.5 Thùy thái dương

   Là phần thấp của não. Thùy thái dương đảm nhiệm chính trong việc xử lý các thông tin thông qua thính giác, rất quan trọng trong việc giải thích âm thanh và ngôn ngữ chúng ta nghe được.

   Ở thùy thái dương có sự nhạy cảm với âm thanh sẽ giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau và ý nghĩa của âm thanh, từ đó ảnh hưởng tới sự hứng thú, khả năng ghi nhớ âm thanh, âm ngữ, và khả năng học hỏi và ghi nhớ bằng cách lắng nghe.

   Thùy thái dương cũng chịu trách nhiệm về hiểu biết ngôn luận và lưu trữ những thông tin về ngôn ngữ qua tai. Kết hợp với Thùy chẩm để thiết lập năng lực định vị vật thể, đóng vai trò không nhỏ trong quá trình xây dựng năng lực nhận thức chi tiết.

 

BÀI VIẾT KHÁC


Sinh trắc học vân tay là gì?

Sinh trắc học vân tay là gì?

Sinh trắc vân tay 

Mối quan hệ giữa não bộ với vân tay?

Mối quan hệ giữa não bộ với vân tay?

Não bộ và vân tay có mối liên quan khá tương đồng với nhau

3 nhóm vân tay trong ngành sinh trắc vân tay

3 nhóm vân tay trong ngành sinh trắc vân tay

Phân loại nhóm vân tay

(Trong STVT Utech có đề cập thuật…

Vân tay Ws và Wt

Vân tay Ws và Wt

Chủng vân tay Ws (Spiral Whorl) và Wt (Target Whorl)

Vân tay WD

Vân tay WD

   Chủng vân tay WD (double loop) thuộc nhóm vân tay đại bàng có 2…

Vân tay We

Vân tay We

Chủng vân tay We – Elongated Whorl

  MENU